Card Game Yugioh!

Meta Report Yugioh! OCG tháng 3: Banlist mới, ngôi vương mới?

Loạt nội dung đặc biệt của Chú Tháo card game shop nhằm đem lại cho các bạn những thông tin mới nhất về Meta game của Yugioh! OCG. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các Deck đang làm mưa làm gió trong tháng qua nhé.

Xin chào tất cả các bạn độc giả của Playlandvn. Chúng mình là team Metareport đến từ YTC. Để giúp mọi người có thể nắm được tình hình Meta Yugioh OCG trong tháng vừa qua có gì thì hôm nay YTC xin giới thiệu Metareport tháng 3 sau banlist. Hãy cùng xem trong tháng vừa qua có gì đặc biệt nhé.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng xem trong tháng qua chúng ta có sản phẩm gì nhé:

Deck Build Pack:Tactical Master (DBTM) là sản phẩm thuộc dòng Deck Build (1 hộp 15 packs bao gồm 3 archetype mới toanh) mới nhất được Konami phát hành vào giữa tháng 3/2022. Sản phẩm đem tới 3 bộ bài Valiants, Mysterune, và Labrynth. Mỗi bộ bài này lại tập trung vào mỗi loại bài khác nhau lần lượt là: Pendulum Monster Card, Spell Card, và Trap Card.

Valiants: là bộ bài Pendulum với artwork dựa theo một bộ trò chơi boardgame. Và cơ chế bộ bài cũng rất giống với boardgame – tập trung vào việc di chuyển vị trí ô các lá bài trên sân. Bộ bài có thể triệu hồi đặc biệt các quái thú Pendulum rất nhiều mà không phụ thuộc vào Pendulum Summon, song cơ chế của bộ bài không phù hợp với môi trường metagame nên do đó bộ bài vẫn chưa có chỗ đứng cao trong bậc thứ hạng meta vừa qua.g.

Valiants với cơ chế không thực tiễn nên không có khả năng cạnh tranh cao.

Mysterune: khi được ra mắt đã khiến nhiều người bất ngờ vì bộ bài này không có bất kì một monster thuộc Main Deck, thay vào đó các lá bài Main Deck đều là Spell Card, đồng thời Extra Deck là các quái thú Fusion. Bộ bài có cơ chế rất thú vị: Banish top Deck của đối thủ, do đó điều kiện chiến thắng của bộ bài chính là làm cho đối thủ thua do không còn bài để bốc. Hầu hết các spell của bộ bài đều mang 2 effect: effect đầu cho ta triệu hồi một quái thú “Mysterune” Fusion lên Extra Monster Zone; effect sau là một effect cản trở đối thủ hoặc tạo lợi thế cho mình, sau đó ta có thể banish top deck của đối phương. Với việc không sử dụng đến Normal Summon nên bộ bài đã được kết hợp với rất nhiều biến thể: Kết hợp với Deskbot 001 để combo Crystron Halqifibrax và kết hợp với Invoked để control đối thủ là hai biến thể phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện giờ. Bộ bài đã được nhiều người sử dụng để farm các giải đấu lớn nhỏ và đem về nhiều thành quả tích cực.

Liệu Invoked Mysterune là build hiệu quả nhất? Top 3 giải Asaka 2v2 19/3

Labrynth: Là deck được Konami “ém hàng” – ra mắt muộn nhất trong cả 3 deck của DBTM. Đây là bộ bài được rất nhiều người mong chờ nhất vì có artwork rất “waifu”, do đó giá cả của bộ bài này hiện giờ cũng là cao nhất trong số 3 bộ bài được ra mắt trong Deck Build Pack. Cơ chế của bộ bài xoay quanh Normal Trap Card, bằng việc đưa quái thú ra khỏi sân bằng hiệu ứng của Normal Trap Card, các lá bài Labrynth từ đó có thể trigger các effect của chính nó để tạo lợi thế cho người chơi. Lá bài Labrynth of the Silver Castle – chủ bài của deck, có thể tái chế các Normal Trap Card, vừa có thể discard hand đối phương, và lại dễ dàng triệu hồi được thông qua lối chơi của Labrynth. Đây là bộ bài rất tiềm năng để cạnh tranh nhưng vẫn còn vài khuyết điểm để thực sự có phần trong phần trăm trong metareport.

Ngay tuần đầu đã lọt top 1 rồi (giải 4th Toyama Cup).

Và chúng ta sẽ quay lại với Meta tháng này:

Despia: Banlist T4/2022 đã lấy đi của bộ bài 1 Branded Opening và Predaplant Anaconda Verte (một phần nữa là 2 lá bài Adventurer Token nếu sử dụng engine đó). Mất đi Anaconda thực sự không quá ảnh hưởng lên bộ bài. Điều đó cũng tương tự với Branded Opening. Tưởng rằng việc limit Water Enchantress of the Temple lẫn limit Rite of Aramesir sẽ khiến Despia không còn sử dụng engine này nữa, nhưng Despia vẫn tiếp tục sử dụng Engine này và vẫn cạnh tranh tốt với các Deck meta còn lại. Ngoài các lối chơi thuần với Branded hay Adventurer Token thì bộ bài đã có một lối chơi mới dựa vào Fusion Destiny là lá bài mới được thả 1: Despia Predaplant. Với các quái thú Predaplant thì bộ bài sẽ dễ dàng tiếp cận tới các lá bài “Fusion”, từ đó ta có thể search được Fusion Destiny và triệu hồi được lá bài là biểu tượng của format năm 2021 – Destiny HERO Destoyer Phoenix Enforcer.

Despia có lối chơi mới tận dụng lá bài Fusion Destiny mới được banlist “thả” 1. Deck vô địch giải đấu Marin CS 19/3

Floowandereeze: Việc chỉ bị mất duy nhất 1 Pot of Prosperity nên sức mạnh của Deck vẫn không hề đi xuống. Đồng thời Imperial Order bị forbidden cũng là điểm có lợi với Floowandereeze khi bộ bài có Field Spell và Quick Spell đều là lá bài quan trọng của Deck (và các lá bài “Pot” nữa). Việc không ảnh hưởng quá nhiều bởi banlist nên việc Deck vẫn ổn định ở top meta là điều hiển nhiên.

Floowandereeze bị ảnh hưởng ít nhất bởi banlist nên vẫn vô cùng mạnh. Deck vô địch giải Kinta CS 20/3.

Tenyi GS: Banlist T4/2022 đã lấy mất 2 lá bài quan trọng của bộ bài chính là 2 lá bài của Adventurer. Mặc dù bốc phải những lá bài cho là “brick” của Adventurer Token là Wandering Gryhon Rider hay Dracoback, the Rideable Dragon thì những lá bài này vẫn có thể liên kết chặt chẽ với Tenyi: Wandering Gryphon Rider làm Rank 7 cho Number 42: Galaxy Tomahawk;  Dracoback, the Rideable Dragon không nhất thiết phải bốc được card gọi Adventurer để bounce card đối thủ mà các quái Tenyi có thể dễ dàng Link 1 lên Monk of the Tenyi để equip Dracoback vào. Do vậy nên Tenyi GS vẫn sử dụng tốt Adventurer sau banlist T4/2022 và vẫn có thứ hạng cao ở metagame.

Mất 2 lá bài Adventurer vẫn không làm chùn bước được Tenyi Goodstuff. Deck Á quân giải Asaka 21/3.

HONORABLE MENTION: Phần này mình muốn giới thiệu với bạn bộ bài Therion P.U.N.K một bộ bài đang dần xuất hiện nhiều trong các giải đấu. Cơ chế bộ bài tập trung nhiều vào P.U.N.K, engine này vô cùng đa dụng – dễ dàng lên Chaos Ruler, the Chaotic Magical Dragon để mill các Therion card, dễ dàng triệu hồi Meliae of the Trees để send Therions “Lily” Borea để combo Therion. Đây là một bộ bài khá tiềm năng để có những vị trí top đầu meta khi Despia hay Tenyi yếu đi, hoặc khi bộ bài có những support mới (khả năng cao trong Power of the Elements).

Therions P.U.N.K hứa hẹn sẽ tiếp nối ngôi vương Metagame. Deck lọt top 4 giải 76th Next Play Cup.

TỔNG KẾT: Banlist mới ra mắt nhưng vị trí meta vẫn không có gì thay đổi cả. Top 1 vẫn là vị trí vững chãi của Despia Branded, ngay sau đó là 2 bộ bài chen lấn nhau chính là Tenyi và Floowandereeze. Một điều khác biệt duy nhất của format này là sẽ có ít Eldlich hơn do ảnh hưởng banlist, việc đó sẽ khiến lựa chọn side deck sẽ có sự thay đổi nhiều. Việc metagame thay đổi ra sao không chỉ phụ thuộc vào banlist mà còn phụ thuộc vào vào những sản phẩm ra mắt sắp tới. Liệu Booster Pack mới hay Duelist Pack mới sẽ làm thay đổi cục diện meta? Các bạn hãy đón đọc các bài viết sau của tụi mình nhé.

Link decklist các deck trong top 4 tại các giải đấu ở Nhật Bản và Việt Nam trong tháng 1 vừa qua có thể tải tại đây:https://docs.google.com/document/d/1IFALhFXuR1nTyXY9iF4URsx82FVjGm7Jpy7jsZcH3x8/edit?usp=sharing

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng mình, các bạn có thắc mắc gì hãy comment để chúng mình có thể giải đáp nhé.

Bài viết này thuộc sở hữu của YTC Team. 

YTC Team &  Chú Tháo Card Game Shop: https://www.facebook.com/UncleThaoCardGameShop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *