Yugioh!

Giới thiệu về thuật ngữ thường gặp trong Yu-gi-Oh! Official Card Game

Nếu bạn là người mới chơi và đến với bộ môn trò chơi chiến thuật cực ngầu và hay ho này, thì một loạt những câu hỏi và thắc mắc sẽ như nổ tung trên từng lá bài. Giải đáp những thuật ngữ cơ bản nhất, mình hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bộ môn trò chơi cực thú vị và đầy tính chiến lược này! Hãy khởi động với những điều cơ bản nhất cần chuẩn bị nha!

  • Deck – Bộ bài chính

Bao gồm tối thiểu 40 và tối đa 60 lá bài. Mỗi lá bài được sử dụng tối đa 3 lá giống nhau. Ngoại trừ một số lá bài bị Forbidden (không được sử dụng), Limited (chỉ được sử dụng 1 lá/1 bộ) hay Semi-limited (2 lá/1 bộ) thông tin về những lá bài này bạn có thể xem theo Banlist (danh sách bài cấm). Bộ bài chính còn được gọi là the Deck/Main Deck

  • Extra Deck – Bộ bài phụ trợ

Bộ bài này bao gồm các quái thú Xyz, Synchro, Fusion và Link – các quái thú này có thể được sử dụng trong trận đấu nếu bạn thỏa mãn điều kiện của chúng. Bộ bài phụ trợ có tối thiểu 0 và tối đa 15 lá bài, bao gồm các loại quái thú kể trên và không tính vào giới hạn của bộ bài chính.

  • Main Monster Zone – Ô quái thú cơ bản

5 ô quái thú cơ bản trên bàn đấu, nơi cho phép bạn sử dụng quái thú của mình với 3 tư thế chính: Face-up Attack (tấn công dạng ngửa), Face-up Defense (phòng thủ dạng ngửa) và Face-down Defense (phòng thủ thế úp). Lá bài được để dọc nếu là thế công, để ngang nếu là thế thủ.

  • Extra Monster Zone – Ô quái thú phụ trợ

Nơi bạn triệu hồi quái thú từ bộ bài phụ trợ của bạn. Thông thường mỗi người chơi chỉ sử dụng được một ô quái thụ phụ trợ này. Ô quái thú phụ trợ không tính vào giới hạn 5 ô quái thú cơ bản của bạn.

  • Field – Sàn đấu

Sàn đấu bao gồm (1) 5 ô quái thú cơ bản, (2) 5 ô cạm bẫy và ma pháp (spell/trap zone), (3) 1 ô đặt field spell (ma pháp môi trường), (4) Mộ, (5) Ô để bộ bài phụ, (6) Ô để bộ bài chính, (7) 2 ô quái thú phụ trợ.

Các bạn đã nóng người chưa, khởi động xong thì chúng ta tiến vào với cách đọc các lá bài nhé.

  • Card Name – Tên lá bài

Khi tên lá bài được trích dẫn trong mô tả của một lá bài chính xác thì chúng ta có thể hiểu đó là cùng một lá bài.

  • Level – Cấp

Số ngôi sao phía trên bên phải của lá bài cũng là số cấp của quái thú đó. Đối với quái thú Xyz (không có Level) thì số sao nằm ở bên trái và là Rank (Bậc) của quái thú đó. Đối với quái thú Link (không có Level/Rank), Link Rating (Số liên kết) được ghi ở góc phải bên dưới.

  •   Attribute – Hệ

Gồm 7 loại DARK (Ám), LIGHT (Quang), EARTH (Thổ), WIND (Phong), FIRE (Hỏa), WATER (Thủy), DIVINE (Thần Thánh)
Type – Tộc

Quái thú được chia làm rất nhiều tộc, một số quái thú đi kèm với thuộc tính viết kế bên Tộc của chúng.

  • Card Number – Mã lá bài

Mã là bài khá hữu dụng khi tra cứu thông tin cho từng lá bài tại http://yugioh.wikia.com/wiki/

  • ATK/DEF – Công/Thủ

ATK hay Attack Point là sức tấn công của quái thú. DEF hay Defense Point là sức phòng thủ của quái thú.

  • Card Description – Mô tả lá bài

Công năng của lá bài được viết vào đây, miêu tả khả năng đặc biệt của lá bài và cách sử dụng nó. Thông thường thì các công năng của quái thú không thể sử dụng khi đang ở dạng thủ úp. Quái thú Normal (thông thường là màu vàng) thì không có công năng, dòng mô tả của chúng không ảnh hưởng đến trận đấu!

Bây giờ chúng ta cùng đến với các thuật ngữ hay thấy trong Card Description nào!

  • Attack Directly – Tấn công trực diện

Tấn công trực diện là quái thú tấn công người chơi thay vì tấn công quái thú của người chơi đó. Trong trường hợp này, thiệt hại lên người chơi sẽ bằng với sức tấn công của quái thú đó. Một số quái thú có khả năng cho phép chúng tấn công trực tiếp dù đối phương vẫn còn kiểm soát quái thú.

  • Banished Cards – Loại bỏ bài

Dù thường thì một lá bài sau khi sử dụng sẽ được gửi xuống mộ, cũng có trường hợp khác sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi sân đấu. Các là bài đặt vào ví trí tạm gọi là Banished Zone (ô bài bị loại bỏ). Bạn sẽ phải đưa các lá bài bị loại bỏ về bộ bài trong trận đấu tiếp theo.

  • Battle/Battled – Chiến đấu

Một quái thú chiến đấu là tính từ khi nó tấn công hoặc bị tấn công. Điều này bao gồm cả việc quái thú tấn công quái thú khác lẫn tấn công trực diện người chơi. Khi một lá bài yêu cầu quái thủ đã tham gia chiến đấu, chiến đấu phải bước vào bước tính thiệt hại (xem Damage Calculation trong Damage Step) để tính là đã [chiến đấu]. Nếu quái thú dừng chiến đấu trước khi bước vào bước tính thiệt hại, thì xem như chưa chiến đấu. Lưu ý là quái thú đó vẫn tính là đã tuyên bố tấn công, tuy nhiên, đa số trường hợp quái thú đó không thể tuyên bố tấn công một lần nữa.

  • Battle Damage – Thiệt hại từ chiến đấu

Thiệt hại chiến đấu là thiệt hại gây ra cho người chơi bởi việc tấn công một quái thú hoặc chiến đấu giữa hai quái thú. Thiệt hại từ chiến đấu không phải là gây nên bởi công năng của quái thú, ma pháp hay cạm bẫy.

  • Control – Kiểm soát và Possess – Sở hữu

Lá bài bạn [kiểm soát] là lá bài nằm ở ô quái thú cơ bản, ô ma pháp và cạm bẫy, ô ma pháp môi trường  của bạn.

Lá bài bạn [sở hữu] bao gồm tất cả các lá bài bạn [kiểm soát] và bao gồm cả các lá bài nằm trên Hand (tay), Main Deck (bộ bài chính), Extra Deck (bộ bài phụ trợ), Graveyard (mộ), Banished cards (lá bài bị loại bỏ), những lá bài đang giữa quá trình triệu hồi hay các Xyz Matterial (vật liệu Xyz) của quái thú bạn đang [kiểm soát]

  • Destroy – Phá hủy

Lá bài bị phá hủy khi bị gửi xuống Graveyard (mộ) bởi chiến đấu, hoặc bởi một lá bài có công năng destroy.

  • Discard – Bỏ bài

Bỏ bài là gửi một hay nhiều lá bài xuống mộ bởi một lá bài có công năng discard hoặc vì vượt quá số lượng bài được giữ trên Hand (tay) trong cuối lượt của người chơi.

  • Equip Cards – Trang bị hóa

Ngoài trang bị hóa qua Ma pháp, quái thú và cạm bẫy cũng có thể trang bị hóa vào quái thú khác. Cạm bẫy khi trang bị hóa vẫn được coi là cạm bẫy, còn quái thú thì được xem như ma pháp trang bị. Equip Cards bao gồm cả ba loại trên.

  • Excavate – Khai mở

Khi một lá bài viết rằng Excavate bài từ bộ bài chính, ban sẽ cho cả hai người chơi coi lá bài này. Lá bài đó vẫn được coi là còn nằm trong Bộ bài chính, trừ khi có điều gì khác xảy ra thêm với chúng.

  • Reveal – Tiết lộ

Cho cả hai người chơi thấy lá bài nào đó, có thể ở vị trí úp, ở trên tay hay ở trong bộ bài chính/bộ bài bổ trợ. Tiết lộ lá bài không kích hoạt công năng lá bài đó cũng như là lá bài đó sẽ trở lại vị trí ban đầu như trước khi tiết lộ.

  • Piercing Battle Damage – Thiệt hại xuyên thủ từ chiến đấu

Một số quái thú có thể gây thiệt hại khi tấn công một quái thú ở thế thủ tương ứng với chênh lệch giữa sức công của quái thú tấn công và sức thủ của quái thú ở thế thủ. Đây vẫn là thiệt hại từ chiến đấu.

  • Random – Ngẫu nhiên

Khi một lá bài yêu cầu lựa chọn một cách ngẫu nhiên, tức là sử dụng một cách lựa chọn bất kì miện là là cả hai người chơi đều không thể biết trước được kết quả qua cách lựa chọn đó (tung xí ngầu, tung xu…)

  • Return to hand – Quay về tay

Hành động đưa quái thú hoặc lá bài về tay từ sân đấu hoặc mộ. Đối với quái thú thuộc bộ bài phụ trợ sẽ được đưa về bộ bài phụ trợ. Hành động này cũng coi là Add card to hand.

  • Search your deck – Tìm kiếm từ bộ bài chính

Tìm kiếm từ bộ bài chính có thể để thêm bài vào tay hoặc triệu hồi một quái thú từ bộ bài chính. Bạn phải shuffle (xào bài) lại sau khi thực hiện hành động trên, kèm theo việc đối thủ có thể xào bài lại và kênh bộ bài của bạn.

  • Send to the graveyard – Gửi xuống mộ

Lá bài dược gửi xuống mộ qua nhiều cách như destroy, discard, hiến tế … Ngoại trừ đưa lá bài bị loại bỏ (banished) về mộ.

  • Set – Úp

Là hành động úp một quái thủ ở thế thủ úp hoặc úp một lá bài xuống sân (ma pháp/cạm bẫy/ma pháp môi trường)

  • Shuffle – Xào bài

Đưa một hay nhiều là bài về lại bộ bài và xào lên hoặc chỉ xào bộ bài chính lên sau khi thưc hiện hành động có liên quan đến bộ bài chính. Khi xào bài, người xào không được nhìn vào bộ bài, và không được sắp xếp theo ý mình.

  • Tribute – Hiến tế

Là hành động gửi một quái thú bạn đang kiếm soát xuống mộ. Bạn có thể hiến tế cả quái thú đang up hay không úp. Hiến tế không phải là phá hủy quái thú nhé!

Hy vọng những thuật ngữ cơ bản trên sẽ giúp các bạn thật nhiều trên bước đường làm quen với Yu-Gi-Oh! Official Card Game nhé.

Bài viết được thực hiện với sự đóng góp của bạn Tran Duc Bang (Frost), đến từ HDA – Hochiminh Duelist Association – Hội Yugioh! tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *