Yugioh!

Cách phân biệt bài Yu-Gi-Oh! thật và giả

Cộng đồng Yu-Gi-Oh! ở Việt Nam ngày một vẫn phát triển, với số lượng người chơi và tính chuyên nghiệp của trò chơi nước ta dần tăng lên. Đi cùng với việc đó cũng chính là sự phát triển cộng đồng xài card xịn hàng thật và sự ra đời của những khái niệm như Real Cards (Bài thật), Fake Cards (Bài giả), OCG, TCG,…
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm đó cũng như phân biệt thế nào là Real và Fake cards.

Những khái niệm:
OCG vs TCG: Hai thế giới

Chúng ta bắt đầu tìm hiểu về khái niệm OCG và TCG

  • OCG card: Viết tắt cho Official Card Games. Đây chính là những card Yu-Gi-Oh! dành cho phần lớn các nước Châu Á và Nhật Bản. Những card này sẽ có một trong số ngôn ngữ sau đây: Tiếng Nhật (JP), Tiếng Hàn (KR).
  • TCG Card: Viết tắt cho Trading Card Games. Là card Yu-Gi-Oh! được in dành cho các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ… Ngôn ngữ được in ra có thể là : Tiếng Anh (EN) , Tiếng Pháp (FR), Tiếng Đức (DE) , Tiếng Ý (IT), Tây Ban Nha (SP), Bồ Đào Nha (PT) …
  • Điểm khác biệt OCG và TCG: Cả 2 loại card không có rất nhiều điểm khác biệt, ngoài khác biệt về ngôn ngữ. Card OCG và TCG mặt đằng sau đều có logo của Yu-Gi-Oh! nhưng 2 loại card có 2 logo khác nhau ( tham khảo ảnh bên dưới ). Ngoài ra, chất liệu giấy của card TCG và OCG cũng khác nhau.

Real và Fake cards:

  • Card Fake (Bài giả): Hẳn chúng ta ai cũng đã từng đi ngang qua những tiệm sách hay những gian hàng bán đồ chơi trước cổng trường ở Việt Nam và không thể tránh khỏi đó chính là những hộp giấy bài và hộp sắt bài Yu-Gi-Oh! Nhưng không phải là tất cả mọi người đều biết được rằng những bộ bài đó đều là những bộ bài được Trung Quốc sản xuất, kém chất lượng, đồng thời còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe ( chất liệu làm nên giấy độc hại ). Cộng đồng Yu-Gi-Oh! gọi những card này là card “Fake”, còn được biết đến như là: Bài Giả, Bài “Cổng Trường”, bài Tàu,…

Những lá bài này thường có giá rất rẻ, chỉ với 20.000 đến 40.000 đồng là bạn đã có thể sỡ hữu 1 hộp bài sắt Trung Quốc với hàng chục lá bài với hình ảnh và màu sặc sỡ. Nhưng chính vì được sản xuất hàng loạt không kiểm chứng chất lượng nên những lá bài này rất dễ dàng có thể phân biệt với bài thật, bài xịn; ở phần sau của bài viết này chúng ta sẽ học cách phân biệt chúng.

  • Card Real: ( hay còn gọi là bài “thật” ) Là những lá bài được sản xuất bởi Konami ở các quốc gia như Mỹ, Nhật… Chất lượng mực in, giấy của lá bài tốt. Khác với những lá bài Fake, bài Real có giá khá đắt so với túi tiền của 1 học sinh hay 1 sinh viên. 1 lá bài real có giá trị ít nhất là 5.000 VND và những lá bài đắt tiền có thể có giá lên tới hàng triệu, tỷ đồng. Hiện tại, ở Việt Nam vì chưa có điều kiện, thu lợi không nhiều bằng nên những tiệm bán đồ chơi, chưa có khả năng nhập về những bộ bài hàng thật. Chỉ có thể sở hữu được những lá bài hàng thật, bộ bài hàng thật qua những shop được những cá nhân trong cộng đồng Yu-Gi-Oh! kinh doanh hoặc qua việc nhập những lá bài đó từ ngước ngoài về.

Phân biệt Real và Fake Cards:
Giá Tiền:

  • Như đã nói ở phần trước, những lá bài Yu-Gi-Oh! được bày bán ở cổng trường, gian hàng đồ chơi nhà sách có giá rất rẻ. Chỉ cần còn 4-5k là bạn đã có thể mua dc 1 hộp nhựa với 15-20 lá bài.
  • Khác với card Fake, card Real do được sản xuất với giấy , mực chất lượng cao nên giá cũng không rẻ. 1 lá bài hàng real có giá thấp nhất là 5k/1 lá và trị giá 1 lá bài real có thể lên đến hàng trăm hàng nghìn đô.

Tem ( Eye of Anubis )

Tem hay còn được biết đến với tên gọi chính thức là “Eye of Anubis”. Là những miếng tem hình vuông có màu bạc hoặc vàng ở góc phải của lá bài. Đây là dấu hiệu nhận biết là bài real cơ bản. Những là bài không có “Eye of Anubis” ở góc phải thì 100% là bài fake.

  • Tem Vàng:  
    • Đối với TCG: là những lá tem được in lên những lá bài có dòng chữ 1st Edition ( những đợt in đầu ) hoặc là LIMITED EDITION ( giới hạn những đợt in ).
    • Đối với OCG: là những lá tem được in lên hầu hết các lá bài GOLD rare
  • Tem Bạc:   

    • Đối với TCG: là những lá tem được in lên những card Unlimited Edition ( những đợt in sau ), những card Unlimited Edition thì sẽ không có dòng chữ “LIMITED EDITION” hoặc “1st Edition”.
    • Đối với OCG: là những lá tem được in lên hầu hết các card OCG không phải gold rare.

Tuy nhiên, vẫn có 1 số lá bài fake có lá tem, đối với những lá bài có tem như thế này thì cách để nhận biết đó chính là cạnh của những  lá tem này thường vuông hơn tem của những lá bài real rất nhiều hoặc ko có lấp lánh, hoặc sẽ có những cách nhận diện khác sẽ được nói bên dưới.

Phông Chữ

Phông (Font) chữ của các card Yu-Gi-Oh! rất đặc trưng. Bởi vì đây là phông chữ có bản quyền và được Konami sở hữu. Những card Normal Monster (những monster không có hiệu ứng đặc biệt) sẽ có 1 vài dòng văn diễn tả card đó, và những dòng văn này sẽ có chữ in nghiêng, và những Effect Monster (monster có hiệu ứng) sẽ có chữ in thẳng như hình dưới:

Trường hợp đặc biệt đó chính là những card thần Ai Cập (Egyptian god Card) như Slifer the Sky Dragon, The Winged Dragon of Ra  và Obelisk the Tormentor. Nhưng phần còn lại thì những card fake thường sẽ có phông chữ khác và thường không được in đều. Những Normal Monster sẽ thường xuyên có những dòng chữ diễn tả in thẳng và rất dễ dàng nhận ra card fake

Card Text

Những lá card Yu-Gi-Oh! Fake thường sẽ có tên card ghi sai và effect của monster đọc rất khó hiểu. Lý do là vì khi trong quá trình sản xuất các card này, chúng được dịch từ tiếng Nhật trực tiếp sang tiếng Anh. Nếu như card Yu-Gi-Oh! của bạn có tên của quái vật sai, hoặc đánh vần sai (Ví dụ Goyo Guardian sai thành Goyou Guardian) thì khả năng cao nó là card fake.

Những trường hợp đặc biệt card bị Misprint (in sai do lỗi của nhà máy), những trường hợp này rất hiếm khi gặp và với những card misprint thì ngoài phần bị in sai ra thì tất cả phần còn lại đều có thể giám định được là real bằng các phương pháp bên trên hoặc dưới của bài viết này.

Mã card

Mỗi card Yu-Gi-Oh! đều có 1 dòng mã (set number) ở bên dưới art của card (đối với Pendulum Monster card thì dưới dòng description) cho biết card thuộc set (booster,structure deck.. etc…) nào và số thứ tự của card đó trong set.

Ví dụ card Zoodiac Ratpier ở trên có mã RATE-EN014. Thì có nghĩa là card này thuộc set RATE (Raging Tempest). Dòng chữ “EN” cho biết card có ngôn ngữ nào, ví dụ ở đây thì EN là English nghĩa là tiếng Anh, nếu card ghi “JP” thì là Japanese là tiếng Nhật, “FR” là French là tiếng Pháp,..v..v… 014 là thứ tự của card này trong set Raging Tempest. Nếu 1 card mà bạn có nghi vấn là fake, hãy tra mã của nó trên google, nếu kết quả không cho ra đúng card bạn đang tìm hoặc không ra kết quả, thì card đó là card fake.

Foil/Rarity

Nếu như bạn đã thực hiện kiểm tra tất cả các bước trên và vẫn chưa thể giám định được card bạn đang kiểm tra là fake hay real thì sẽ thực hiện bước cuối cùng đó chính là kiểm tra Foil/Rarity của card.

Card Yu-Gi-Oh! có rất nhiều rarity, nhưng những loại phổ biến nhất là

Common: Card không có foil, không có độ óng ánh, chỉ được in mực lên một cách cơ bản.

Rare: ( Normal Rare ) Gần giống card common, không có độ óng ánh trên card, nhưng card Rare sẽ có lớp chữ ở tên card được in khắc bằng 1 lớp foil màu bạc. Trường hợp đặc biệt như Black Rare, Red rare, Blue Rare sẽ có tên card được in khắc bằng lớp foil màu Đen, đỏ, xanh,vv…

Super Rare: Những card Super Rare sẽ có toàn bộ phần text ở tên và ở description in mực cơ bản,  nhưng ở phần khung art sẽ có 1 lớp foil óng ánh đưa vào ánh sáng sẽ hiện các màu sắc như cầu vòng chừa ra art của card đó ( ví dụ trên hình thì xung quanh cái chậu sẽ có độ óng ánh và 1 ít thành phần của chậu sẽ có độ óng ánh, nhưng không phải toàn bộ cái chậu ).

Ultra Rare: Gần giống card Super Rare nhưng đối với Ultra Rare thì sẽ có thêm lớp chữ ở tên được khắc lớp foil màu vàng kim. Đối với set DUSA thì những card Ultra Rare sẽ có độ óng ánh ở phần khung art chíu theo dạng đường kẻ. Có 1 số card Ultra Rare có phần tên chữ khắc lớp foil màu đỏ, những card này chỉ có ở OCG.

Gold Rare: Những card này chỉ có thể tìm được ở các Gold Pack. Và sẽ có phần khung viền card màu vàng kim. Phần khung art sẽ có 1 lớp foil, nhưng không có độ óng ánh ( không nhiều màu ). Phần tên card sẽ có lớp foil màu vàng kim. Những set Gold đầu thì thường sẽ có phần khung art óng ánh nhiều màu, nhưng những set Gold sau ( kể từ GLD3 TCG ) thì phần khung art không có độ óng ánh. Những card Gold OCG thì sẽ có Eye of Anubis/Tem ở góc phải màu vàng kim.

Ultimate Rare: Những card Ultimate Rare sẽ có phần khung viền, khung art, level card ( nếu là monster ) và hệ của card ( Wind, Fire, Water, Spell, Trap,vv..vv ) ở góc phải của card được in bằng một lớp foil đặc biệt, khi sờ vào sẽ cảm giác được độ nhám của card. Phần tên card sẽ được in bằng lớp foil vàng kim giống Ultra Rare. Tuy nhiên, đối với những card sau set BLLR ( Battles of Legend: Light’s Revenge) (TCG) và set   CP17 (Collector’s Pack 2017) (OCG) thì từ card Super Rare đến Secret rare đều có phần level (nếu là monster) và hệ của card có foil.

Secret Rare: Đây là những card có lớp foil trên cả phần khung art và phần tên card. Foil của các card này sẽ có dạng các đường gạch chéo (như hình).

Ngoài ra còn rất nhiều các foil khác như Starfoil Rare, Shatterfoil Rare, Ghost Rare..v.v… Các bạn có thể tìm hiểu thêm qua đường link dưới đây http://yugioh.wikia.com/wiki/Rarity

Những card Fake thường sẽ không phân biệt được foil và sẽ có độ óng ánh trên toàn bộ lá bài (trên cả phần text lẫn khung hình). Gold Rare thì lại có độ nhám trên card và khung ảnh không có foil. Phần khung chữ không có độ sâu (như được in khắc vào) mà chỉ óng ánh lên cùng với art.

Ngoài ra, nếu như tra mã của 1 card và tìm ra đúng card đó nhưng rarity trong set của card đó ( Ví dụ: Zoodiac Ratpier có rarity là Super Rare trong set RATE, nhưng card của bạn lại là card Common ) thì khả năng cao card đó là card fake.

Đây chỉ là những phương pháp cơ bản để nhận ra một card Yu-Gi-Oh! real hay fake, tuy nhiên, chỉ với những phương pháp này thì bạn đã có thể giám định được phần lớn các card đang sở hữu là real hay fake rồi, bởi vì những trường hợp như misprint rất hiếm khi xảy ra. Chúc các bạn nhận diện card Real/ Fake thành công

Bài viết được thực hiện bởi bạn Trần Cao Kỳ, một duelist quen thuộc với cộng đồng người chơi Yu-Gi-Oh! tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dù chỉ mới 15 tuổi, nhưng bạn Trần Cao Kỳ đã có nhiều năm chơi Yu-Gi-Oh!, và luôn được cộng đồng người chơi đánh giá cao. #hda #vicongdong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *