Card Game Yugioh!

Transcending the Duel: Cơn sốt Yu-Gi-Oh! OCG tại Châu Á

Châu Á luôn là ngọn cờ đầu của Yu-Gi-Oh! toàn cầu. Những tưởng việc sử dụng phiên bản tiếng Nhật trong Yu-Gi-Oh! sẽ cản trở sự phát triển của tựa game này, nhưng thật ra đó lại là đòn bẩy tạo nên sự thành công của tại Châu Á của Yu-Gi-Oh!.

Transceding the Duel là một series bài viết của Akira – tác giả của chuyên trang tổng hợp thông tin Yu-Gi-Oh! Road of The King, người chuyên viết bài report meta OCG, tổng hợp những thông tin hữu ích về các giải đấu OCG lớn trong khu vực. Với Transceding the Duel, Akira sẽ cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn về cộng đồng và các giải đấu Yu-Gi-Oh OCG ở Châu Á. Vốn không được quảng cáo nhiều bằng TCG nên trước giờ, thông tin về OCG rất hạn chế. Quy tắc hoạt động và giải đấu ở OCG đa phần là do các player truyền tai nhau chứ chưa hề có một bài viết nào làm rõ về vấn đề này.

Bài viết thuộc về Akira của Road of The King, mọi thông tin, ý kiến trong bài đều dựa trên góc nhìn của tác giả. HDA chỉ hỗ trợ dịch thuật sang tiếng Việt, mọi đóng góp ý kiến về bản dịch vui lòng liên hệ fanpage HDA.

Các khu vực Official tại Châu Á

Yu-Gi-Oh OCG được quản lý bởi 3 ông lớn là Konami Japan, Konami Asia và Daewon Media trong đó:

  • Daewon Media quản lý khu vực Hàn Quốc
  • Konami Japan quản lý khu vực Nhật Bản
  • Konami Asia quản lý khu vực Hong Kong, Malaysia, Philippines, Singapore, Taiwan và Thailand

Sự chia nhóm này thể hiện rõ qua việc tổ chức World Championship Qualifiers (WCQ) khi mà Nhật Bản và Hàn Quốc có giải WCQ riêng dẫn thẳng đến World Championship, tương tự với cơ chế đánh giải Nationals lấy vé đi World của TCG (World Championship là giải đấu danh giá nhất của cả Yu-Gi-Oh!, có thể xem như là giải Vô địch thế giới). Mặt khác, Hong Kong, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan sẽ đánh giải Asia Championship để lựa chọn người đi World, tương tự các giải Continental Championships như North America WCQ hoặc European Championship của TCG, diễn ra tại Bắc Mỹ và Châu Âu.

Các bạn lưu ý ở đây chỉ đang nói đến các khu vực do Konami quản lý, chứ không nói theo vị trí địa lý nhé (Như Irag, Qatar … vẫn thuộc quản lý của Konami EU dù ở Châu Á. Nhưng xin hãy hiểu là vì mấy nước đó gần EU, chứ như mấy nước gần Nhật Bản, Hong Kong thì chơi OCG hết nhé).

Để có thể hiểu hơn về sự phân chia khu vực giữa TCG và OCG các bạn có thể tham khảo bài viết này.

Asia Championship

Asia Championship là giải đấu uy tín và lâu đời nhất Châu Á. Giải Asia Championship đầu tiên được tổ chức vào ngày 20/8/2000 . Tận 3 năm trước khi có giải World Championship đầu tiên.

Với việc là giải đấu quốc tế đầu tiên Asia Championship đã đi tiên phong trong công cuộc tổ chức giải đấu, để rồi sau này rất nhiều khu vực khác học theo và áp dụng.

Giải Asia Championship lúc đầu được quản lý bởi Konami Nhật Bản và tổ chức tại Nhật. Đây cũng là giải đấu đã sản sinh ra rất nhiều các phần thưởng như Prize card giá trị chỉ in 1 lần cho người chiến thắng như quân bài Blue-eyes Ultimate Dragon Alternative Artwork, có giá hiện tại là 45 triệu yên được trưng bày tại 1 shop card ở Nhật.

Sau khi giải World Championship bắt đầu được tổ chức vào năm 2003. Nhật Bản vẫn tiếp tục tổ chức Asia Championship thêm vài năm. Nhật chỉ dừng tổ chức Asia Championship khi mà Konami Japan bàn giao lại quyền quản lý và tổ chức Asia Championship cho Konami Asia. Vì giải World Championship thường được tổ chức vào tháng 8 nên  Asia Championship được đẩy lên sớm, cách World Championship nửa năm.

Trong lần kỉ niệm thứ 10 của giải Asia Championship, một format đánh giải theo thể thức Team đã được giới thiệu như là một giải riêng là Asia Championship Plus. Các người chơi sẽ đăng kí theo 1 team 3 người và thi đấu 3 vs 3 với các team khác.

Asia Championship, World Championship và Asia Championship Plus là 3 giải đấu quốc tế hàng đầu mà các duelist thuộc khu vực Châu Á mong chờ để tham gia hàng năm.

Năm 2014 đánh dấu một sự thay đổi lớn trong hệ thông giải đấu ở Châu Á. Hệ thống giải Nationals giành vé tiến đến World bị hủy bỏ và giải Asia Championship được đổi lại thành World Championship Qualifier, nối bước North America WCQ và European Championship. Đây có lẽ cũng là năm giải Asia Championship Plus cuối cùng được tổ chức.

Năm 2015 đánh dấu sự xuất hiện của hệ thống Ranking Points. Duelist có điểm Ranking Points cao nhất mỗi khu vực sẽ được mời tham dự Asia Championship tương tự như hệ thống World Qualifying Points bên TCG. Một giải đấu Asia Championship Sp cũng được giới thiệu cùng năm để lấp đầy việc thiếu vắng các giải đấu trong giai đoạn cuối năm.

Đến cuối năm 2017, giải đấu Asia Championship Winter đã được tổ chức như là một giải đấu hàng đầu diễn ra vào giai đoạn cuối năm. Đây giống như là một giải Asia Championship với quy mô nhỏ hơn, người chiến thắng Asia Championship Winter sẽ được một vé mời tham dự Asia Championship được tổ chức vào giữa năm sau.

Năm nay 2020 sẽ đánh dấu kỉ niệm 20 năm giải Asia Championship, củng cố vị trí giải đấu lâu đời nhất trong lịch sử các giải đấu Yu-Gi-Oh quốc tế.

Yu-Gi-Oh! Open Tournament (YOT)

Yu-Gi-Oh! Open Tournament (YOT) là một sự kiện hàng đầu cho tất cả các duelist. Tương tự với giải Yu-Gi-Oh! Championship Series (YCS) của TCG. Giải YOT được tổ chức xoay vòng tại các khu vực Official của OCG và đã được tổ chức tại Hong Kong, Singapore, Taiwan, Thailand và Malaysia.

Giải Yu-Gi-Oh! Open Tournament tại Malaysia tháng 4 2019 thu hút hơn 400 người tham dự

Với việc là giải đấu kéo dài 2 ngày của OCG. YOT chính là giải đấu chuyên nghiệp khắc nghiệt nhất trong các giải đấu OCG khi mà bạn phải vượt qua tầm 15 trận đấu thể thức Bo3 vô cùng căng não mới có thể chạm tay vào chức vô địch.

Với việc là một hệ thống giải đấu mở. YOT là cơ hội để các duelist đến từ các khu vực chưa được công nhận chính thức của OCG có thể tham gia thi đấu. Các duelist tới từ Đại Lục Trung Hoa, Indonesia và Việt Nam đã không ngại đường xa để đến YOT và thể hiện khả năng của mình. Một số duelist đã đạt được top 8 hoặc hơn (Việt Nam mình có 2 người từng vào top 8 YOT là Vũ Đức Huy và Trương Văn Thắng, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ có thêm nhiều thành tích cao hơn).

Duelist Nguyễn Hoàng Lực từ Việt Nam tham gia YOT Malaysia 2019

Cả 2 giải đấu YOT main event và Asia Premier đều cho nhà vô địch một vé mời tham gia Asia Championship, thu hút rất nhiều Duelist từ khắp Châu Á tập trung lại và thi đấu với những người giỏi nhất Châu Á. Sẽ không lạ nếu 1 ngày đẹp trời bạn tham gia YOT và trước mặt bạn là nhà vô địch thế giới Wang Chia Ching hay Huang Shin En.

Các duelist Việt dần thành “khách quen” tại các giải đấu OCG khu vực

Lịch sử thi đấu chuyên nghiệp của Duelist Châu Á (OCG Asia)

Vào thời điểm sơ khai của OCG vào những năm 2000, người Hong Kong thống trị tuyệt đối các giải đấu Yu-Gi-Oh!.

Hong Kong đã làm nên lịch sử khi sản sinh ra nhà vô địch giải Asia Champion VÀ World Champion đầu tiên: Tam Yee Luk. Vào những năm 2000, khi thế giới còn đang chơi Gemini Elf với Summoned Skull beatdown thì Tam Yee Luk lại chọn sử dụng Cannon Burn, những khẩu thần công burn điểm này đã đem về chức vô địch cho Tam Yee Luk. Còn vào năm 2003, nhà vô địch Ng Yu Leung thì lại dùng chiến thuật hand-discarding với Don Zaloog và Drop Off.

Deck list vô địch Asia Championship năm 2000 của Tam Yee Luk

Sự bá đạo của người Hong Kong trong việc build deck sáng tạo và ổn định đã được giới Duelist Nhật Bản học theo. Người Hong Kong đã vô địch the Asia Championship 2000, Asia Championship 2001 và World Championship 2003. Trong khi Nhật Bản chỉ vô địch Asia Championship 2002 mà đó là team Nhật đã được đặc cách vào thẳng trận chung kết Asia Championship. Còn trong giải World Championship 2003, Hong Kong chỉ có 2 duelist đại diện trong khi Nhật Bản có tới 4 nhưng cuối cùng danh hiệu vẫn thuộc về người Hong Kong. Người Hong Kong lúc bấy giờ đã đi trước và có hiểu biết rất sâu rộng về metagame nên đã có thể dễ dàng thống trị các giải đấu OCG trong thời kỳ đầu

Từ năm 2008 trở đi, dân Singapore và Malaysia dần dần soán ngôi trong các giải đấu của OCG

Benjamin Tan của Singapore là nhà vô địch World Championship đầu tiên của khu vực OCG Asia vào năm 2009. Từ năm 2008 cho tới năm 2012 giải Asia Championship đã có rất nhiều nhà vô địch đến từ Singapore và Malaysia, Sam Kee và Alex Yeo của Malaysia đã chiếm được cả top 1 và top 2 giải Asia Championship 2009. Sau đó 2 ông này cũng đã bắt team tham gia Asia Championship Plus 2010.  Soh Jun Yuan của Singapore là người đầu tiên bảo vệ được danh hiệu vô địch khi mà anh đã vô địch 2 năm liên tiếp giải Asia Championship 2011 và 2012.

Từ 2012 trở đi, Đài Loan vùng dậy và cho thể giới biết dân Đài chơi Yu-Gi-Oh giỏi thế nào. Đài Loan độc tôn ở thể thức đánh theo team khi giành chức vô địch cả 3 giải Asia Championship Plus vào các năm 2012, 2013, 2014.

Năm 2013 cũng là năm đầu tiên Đài Loan giành chức vô địch World Championship. Động tác giật tay của Huang Shin En năm 2013 đã trở thành biểu tượng với những người theo dõi World Championship năm đó. Rất nhiều fan Trung Quốc đã được truyền cảm hứng từ Huang Shin En và bắt đầu tham gia vào môi trường Yu-Gi-Oh chuyên nghiệp.

2018 là năm Đài Loan tiếp tục sản sinh ra nhà vô địch thứ 2 là Wang Chia Ching với khả năng đọc tình huống và phân tích trận đấu cực tốt đã giúp cho anh tí nữa thì thành nhà vô địch thế giới 2 năm liên tiếp như Shunsuke Hiyama. Nhưng rất tiếc anh đã thiếu một chút may mắn trong trận chung kết World Championship 2019.

Những năm gần đây Philippine cũng là một thế lực đáng chú ý khi mà đã vô địch được giải Asia Championship Winter 2018 và 2019, tí nữa thì đã vô địch luôn giải Asia Championship Winter 2020 nếu không bị đánh bại trong trận cuối cùng.

Angelino Espiritu là người đầu tiên trong lịch sử từng vô địch cả 2 giải Asia Championship Winter và Asia Championship trong cùng 1 năm.

Kết

Lịch sử thi đấu chuyên nghiệp của Duelist Châu Á cũng phong phú và sôi động không kém gì Nhật Bản. Nhưng vì không có kênh thông tin rộng rãi nên rất nhiều câu chuyện thú vị trong lịch sử thi đấu chuyên nghiêp Châu Á đã bị quên lãng.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về các giải đấu Yu-Gi-Oh thuộc khu vực Châu Á và gợi lên sự quan tâm của các bạn với các giải đấu như Asia Championship hay YOT.

Nếu thấy hay các bạn hãy support cho trang RoadoftheKing nhé

Nguồn: https://roadoftheking.com/transcending-the-duel-ocg-in-asia/

Tác giả: Akira
Dịch: Nguyễn Lê Tấn Châu

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *