Chào các độc giả của Playland, hôm nay, YTC sẽ đem đến cho các bạn một bài viết phân tích về các hand trap trong Yu-Gi-Oh! nhé! Trong format OCG hiện nay, việc sử dụng hand trap không cho đối thủ chơi game đã trở nên ngày càng phổ biến. Vậy nên, khi build deck, ngoài việc suy nghĩ về lối chơi, người chơi còn phải suy nghĩ về slot cho các hand trap và slot chống lại chúng nó nữa. Hand trap đang trở thành 1 thế lực ngày càng lớn mạnh trong YGO. Thế thì hôm nay, chúng minh hãy cùng tìm hiểu về thế lực này nhé! Đồng hành với các bạn sẽ là Yunny và Riv của team YTC nhé!
Đầu tiên, hand trap là gì? Hand trap là một thuật ngữ không chính thống, dùng để chỉ các lá bài có thể được kích hoạt từ trên tay nhằm phản ứng lại các hành động của đối thủ (theo Yugipedia+ google dịch)
Đây là Tier List để đánh giá các hand trap của tụi mình. Vậy nó được đưa ra dựa trên điều gì? Khi xây dựng Tier List, mình không chỉ đề cập đến sức mạnh của card mà còn xét trên nhiều diện khác như: độ đa dụng, độ hữu dụng, độ phổ biến… và sau đó mới tổng kết lại. Hãy cùng phân tích Tier List này với chúng mình nhé!
Đầu tiên sẽ là nàng xuân của mọi nhà – bé Ash Blossom & Joyous Spring. Rất nhiều bạn ngạc nhiên khi mình đưa Xuân Mike lên top đầu của Tier List này. Chúng ta cũng xét nhé:
– Sức mạnh: Xuân là một card có thể chặn được combo của opp, vừa chặn được Maxx “C” của opp tuy nhiên với format hiện tại, chỉ với 1 Xuân vẫn chưa đủ để chặn đứng hoàn toàn deck của đối thủ nhưng nó phần nào sẽ cắt đứt được một mối liên kết nào đó, gây khó khăn không nhỏ.
– Độ phổ biến: Có thể nói Ash Blossom & Joyous Spring chính là hand trap phổ biến nhất hiện tại khi mà hầu như mọi deck đều có thể sử dụng được nó, từ những deck control mạnh, đến những deck combo-control hay cả heavy combo đều sử dụng được Xuân Mike. Theo như thống kê và theo dõi các Meta hiện tại thì ước tính có đến khoảng >90% các deck đều sử dụng lá bài này. Độ phủ sóng của nó là không thể phủ nhận.
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Xuân là một card có thể nó là phù hợp với hầu hết các match up khi mà hầu tất cả các deck muốn chơi tốt đều phải tương tác với bộ bài, từ heavy combo đến control hay chơi dày trap cũng tương tác với bộ bài, không ít thì nhiều. Không những thế, Xuân còn là 1 card counter cứng con gián Maxx “C” – cũng là một hand trap vô cùng khó chịu hiện nay.
Thứ hai, ở tier A+, mình xin được phép gọi tên Maxx “C”.
– Sức mạnh: Đây là một card giúp tăng lợi thế về cards hiệu quả nhất trong format hiện tại và khi thả thành công chú gián nhỏ Maxx “C” thì áp lực mà nó đem lại rất lớn khi chắc chắn rằng, bạn sẽ thua thiệt đối phương về tài nguyên rất nhiều. Tuy nhiên, so với Xuân, số cards để counter Maxx “C” nhiều hơn rất nhiều. Điển hình, hiện tại ngoài Called by the Grave, Crossout Designator thì gián còn có thể bị chặn bởi chính Xuân, hay thậm chí là Droll & Lock Bird.
– Độ phổ biến: Maxx “C” cũng là một hand trap có độ phủ sóng rộng rãi trong format OCG này. Tuy nhiên, có phải deck nào cũng ưu ái thêm Maxx “C” vào không? Câu trả lời là không. Tại sao nhỉ? Maxx “C” chỉ thật sự mạnh nhất khi deck bạn có khả năng đi sau tốt đồng thời sử dụng nhiều hand trap khác để quấy rối combo của đối phương. Vậy nên thường các deck control mạnh, combo-control sẽ rất ưa chuộng Maxx “C”. Còn các deck như heavy combo hay trap control sẽ thường ít hoặc không sử dụng Maxx “C” vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ ổn định, thứ hai draw lên card cần nằm trong deck thì… thôi xếp deck.
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Maxx “C” có phù hợp với hầu các match up không? Câu trả lời là chưa chắc. Vì hiện tại, như các bạn thấy, Flundereeze đang là một thế lực mới trong Meta và bộ bài này không hề sợ Maxx “C”. Thứ hai là đối với trap control thì nó cũng không mang lại hiệu quả cao. Chưa kể với card match up OTK/FTK thì Maxx “C” gần như vô nghĩa nếu bạn không draw được các hand trap khác. Nhưng mà thật sự con gián này vẫn là một thế lực gì đó rất gì và này nọ, nó vẫn gây áp lực lớn về tài nguyên và tạo một đòn tâm lý khá nặng lên người chơi.
Vừa xong tier S và A+, lá bài tiếp theo mở đầu cho tier A là Droll & Lock Bird:
– Sức mạnh: Droll là 1 card gần như giết chết những deck phải add card nhiều và có thể dùng là một phương án counter Maxx “C” nếu như deck bạn không cần phải add quá nhiều để combo. Đặc biệt là Droll không “one per turn” và là effect “If” nên lỡ có ăn Called by the Grave hay Crossout Designator thì thả con thứ 2 xuống trước khi resolve là oke luôn.
– Độ phổ biến: Tuy là không nhiều người sử dụng Droll trong Main Deck nhưng nó lại là một Side Card đang được tận dụng rất nhiều. Nó là một lá bài hiện tại đang rất phù hợp với format này khi mà nó chặn đứng khá nhiều Meta như Phantom Knights, Flundereeze, Drytron…
– Độ hữu dụng/ Đa dụng: Droll có phù hợp với hầu hết các match up không? Câu trả lời là không. Có rất nhiều deck vẫn không cần phụ thuộc vào việc phải add card lên tay để chơi và Droll chỉ có thể được sử dụng trong một vài tình huống nhất định. Ngoài ra khi đối đầu với các match up meta hiện nay, khi bạn Droll đối thủ. Thông thường họ vẫn sẽ có thêm Enforcer như một disrupt để counter chúng ta.
Đồng vị trí với Droll & Lock Bird, chúng ta có Artifact Lancea:
– Sức mạnh: Lancea là một card có thể cắt đứt liên kết với Banish của cả hai người chơi trong lượt của đối phương. Đồng thời, nó còn giúp việc thả hand trap của chúng ta “trơn tru” hơn khi gọi Chỉ tay, Chỉ kiếm là đbrr.
– Độ phổ biến: Giống như Droll & Lock Bird, tuy không được ưu ái trong Main Deck nhưng lại được sử dụng trong Side Deck rất nhiều. Vì hiện tại, rất nhiều Meta coi Banish như ngôi nhà thứ hai như tổ chim Flundereeze nè, Phantom Knights nè, Eldlich nè..
— Độ hữu dụng/ Đa dụng: Artifact Lancea có phù hộ với hầu hết các match up không? Tất nhiên là không. Đâu phải deck nào cũng cần có Banish mới sống được đúng không và Lancea cũng chỉ có thể được sử dụng trong một vài tình huống nhất định.
Hết Artifact Lancea rồi, tiếp tục đến với Infinite Impermanence nhé:
– Sức mạnh: Đây là Trap card duy nhất trong Tier List này của chúng mình. Infinite có khả năng kích hoạt được ở trên tay khi trên sân bạn không có bất kì 1 card nào khác. Ngoài ra, khi được set xuống sân nó còn có thể lock luôn các Spell/Trap khác có cùng column. Infinite còn không one per turn nên có thể được sử dụng nhiều lần để negate effect monsters của đối phương.
– Độ phổ biến: Infinite là một Main Card rất là phổ biến hiện nay, có thể nó chỉ đứng sau Xuân hay Maxx “C”, đặc biệt là đối với những deck control mạnh hay combo-control. Tuy là hiện tại mọi người đều chỉ chơi 1 để crossout designator nó, ta vẫn không thể phủ định được độ phổ biến của nó.
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Infinite Impermanence có phù hợp với hầu hết các match up không? Câu trả lời là có. Minh chứng là việc ai ai cũng chơi 1 Infinite Impermanence ở trong Main Deck chỉ để chỉ kiếm. Trừ những deck thuộc dạng trap control hay không phụ thuộc vào Effect monster, còn lại thì đa số lá bài này phù hợp với hầu như các tình huống khác nhau. Tuy nhiên, chỉ với 1 Infinite thì khó có thể chặn đứng được hoàn toàn đối phương, tuy nhiên, nó vẫn gây nhiều cản trở đến chiến thuật của họ.
Và cuối cùng trong tier A và đó là Dimension Shifter:
-Sức mạnh : Bạn chơi graveyard? Bạn muốn được bonus card? Bạn activate cắt cỏ và cười vào mặt opp? Opp chain D Shifter. Bye Bye Graveyard, bye bye your card. D Shifter không chỉ là một hand trap floodgate turn skipper, nó còn giúp cho các hand trap của chúng ta hoạt động một cách trơn tru hơn khi né chỉ tay (còn ăn chỉ kiếm thì chịu). Đôi lúc Shifter có thể giúp chúng ta né Maxx C nữa.
– Độ phổ biến: Hiện tại rất ít deck có thể sử dụng lá bài này một cách hiệu quả. Tuy nó mạnh nhưng mà nó bóp tới tận 2 turn thì thật sự khá nhiều deck không dùng được. Một số deck Meta hiện nay có thể dùng Shifter có thể kể đến: Souken, Flundereeze… hay một số deck như: Madolche, Thunder Dragon, Danger of Luna…
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Dimension Shifter có phù hợp với hầu hết các match up không? Trừ mấy match up sài được Shifter như đã kể thì còn lại đa số đều như một nhát chí mạng vào lối chơi luôn khi mà format hiện tại cái Graveyard khác gì cái nhà thứ high đâu? Thì không tương tác được với ngôi nhà thứ high thì deck chết một nửa rồi còn gì nữa. Nó là một thế lực đáng gờm đang chống lưng cho rất nhiều deck và là nỗi sợ cũng của rất nhiều Meta hiện tại, điển hình là Phantom Knights, Tri-Brigade…
Hand trap đầu tiên mở đầu Tier B sẽ là Effect Veiler:
– Sức mạnh: Là phiên bản monster của Infinite Impermanence nhưng chỉ có thể dùng được trong Main Phase của đối thủ – kém cơ động hơn Impermanence. Tuy nhiên, bé Veiler cũng không one per turn nên có thể ném nhiều lần vào monster của opp.
– Độ phổ biến: Veiler hiện tại đang không còn được quá trọng dụng trong cả Main Deck và Side Deck nhưng bởi có vẻ, Veiler không còn phù hợp với format như hiện tại. Veiler chỉ thường chỉ được sử dụng trong một số deck control mạnh hoặc combo-control nhưng core deck mỏng (<20).
— Độ đa dụng/ hữu dụng: Effect Veiler có phù hợp với hầu hết các match up không? Câu trả lời là không. Không giống như Impermanence có thể sử dụng được cả trong lượt của mình, Veiler lại bị động hơn hẳn. Tuy nhiên, Veiler cũng là một card hỗ trợ quấy phá đối phương rất tốt và cũng có thể hỗ trợ OTK với combo Crystron Halqifibrax + Selene, Queen of the Master Magician để lên Accesscode Talker đấm chết đối thủ.
Cùng thứ hạng với Effect Veiler, cùng đến với Ghost Belle & Haunted Mansion:
– Sức mạnh: Ghost Belle & Haunted Mansion chặn đứng những tương tác của người chơi với Graveyard. Hiện nay, tại format OCG nói riêng, con hàng Destiny Hero – Destroy Phoenix Enforcer đang làm mưa làm gió trên Metagame, và bé Belle chính là một khắc tinh cứng của phượng hoàng bất tử này.
– Độ phổ biến: Bởi sự bành trướng của phượng hoàng mà Belle đang dần trở thành một hand trap được ưu ái sử dụng hơn, không chỉ trong Main Deck mà cả Side Deck. Ngoài Enforcer, rất nhiều deck hiện nay vẫn cần tương tác với GY rất nhiều để lấy lại tài nguyên như: Phantom Knights, Tri-Brigade, Prank-Kids…
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Ghost Belle & Haunted Mansion có phù hợp với hầu hết các match up không? Thì tất nhiên là không. Vẫn có rất nhiều deck không cần tương tác nhiều với GY vẫn đang Meta như Xiangjian, Flundereeze… Và ngay cả phượng hoàng bây giờ cũng đang dần thất sủng khi ngày cà nhiều deck không còn lạm dụng nó nữa.
Để kết thúc bảng B, chúng ta đến với ứng cử viên Nibiru, the Primal Being:
– Sức mạnh: Dân gian có câu: “Combo mạnh nhất là combo end field với cục token damage khủng” quả không sai, Nibiru giúp dọn sạch sân cả 2 bên và “tặng” đối thủ một quả token siêu to khổng lồ rồi nhìn opp pass turn trong bất lực. Nibiru còn giúp chúng ta học toán tốt hơn khi chúng ta tập trung ngồi đếm số lần Summon và ngồi cộng ATK/DEF cho đúng, rất phù hợp với các bạn Vozer.
– Độ phổ biến: Hiện tại OCG đang là format thiên về combo-control, vậy nên chẳng có gì lạ khi Side hoặc thậm chí Main thẳng cả Nibiru trong Deck. Tuy nhiên, với sự xâm lăng của thế lực isekai Brave Token, việc thả Nibiru trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi chúng ta phải suy nghĩ cách để chọi đá vô đầu opp một cách hoàn hảo nhất, chọi sao cho nó pass turn luôn mới đỉnh nha.
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Nibiru, the Primal Being có phù hợp với hầu hết các match up không? Không là tất nhiên. Có nhiều deck đâu Summon đến con thứ 5, hay con thứ 5 đã là một negate effect monster thì sợ gì cục thiên thạch đúng không nào. Tuy nhiên, Meta vẫn đang khá đau đầu với cục đá này có thể kể đến như Phantom Knights không có Brave Token, Xiangjian chưa lên Baroness de Fleur đã có cục đá…
Kết thúc Tier B, đến với Tier C với bé Thỏ – bé Ghost Ogre & Snow Rabbit:
– Sức mạnh: Tuy không thể chặn được monsters của đối phương khi nó kích hoạt effect, nhưng Thỏ Trắng sẽ làm “pay xác” của monster đó nếu nó ở trên sân. Bên cạnh đó, nó còn giúp chặn các Continuous Spell/Trap sử dụng các effect của nó, điển hình như Journey of Destiny của Brave Token…
– Độ phổ biến: Vì Brave Token đang tung hoành khắp Meta, cộng thêm với Thập Kiếm Xiangjian đang là thế lực rất gì và này nọ, nên bé Thỏ hiện đang dần được trọng dụng để Journey of Destiny không lấy lên được Dracoback hay Gryphon, Xiangjian không còn monsters để Synchro…
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Con hàng Yunny hỏi câu này quài, chắc mọi người cũng biết là câu gì :3 Tất nhiên là Ghost Ogre & Snow Rabbit không phù hợp với hầu hết các match up rồi. Việc làm bay body monster của đối thủ đôi khi không có nghĩa lý gì khi effect của chúng vẫn được resolve thành công, nó chỉ thật sự hữu dụng trong một vài tình huống nhất định.
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với thành viên cuối cùng trong bốn chị em nhà loli, đó là bé Ghost Reaper & Winter Cherries:
– Sức mạnh: Bé Đông là hand trap giúp loại bỏ các monsters ở Extra Deck ngay cả trước khi chúng kịp đặt chân lên sân, miễn là trong Extra Deck của chúng ta có thì đối thủ tới công chiện với bé Đông.
– Độ phổ biến: Không phải deck nào cũng có thể sử dụng được Cherries vì các slot Extra Deck không đủ, chưa kể còn không chắc là đối phương chơi gì để làm mồi cho bé Đông. Các deck có thể sử dụng bé Đông hiệu quả là những deck ít phụ thuộc vào Extra Deck, hay slot Extra dư giả và nắm bắt được Metagame. Hiện tại, đây là hand trap đang dần trở thành Side Card ưa chuộng của Flundereeze, Phantom Knights…
– Độ đa dụng/ hữu dụng: Thôi để trả lời luôn, hỏi nhiều chi gòi cũng tự trả lời :(( Ghost Reaper & Winter Cherries không phù hợp với tất cả các match up rồi. Metagame luôn thay đổi đồng thời các monster trong Extra Deck cũng sẽ thay đổi theo cho phù hợp, không có cách nào có thể nhét được hết toàn bộ các Boss vào 1 Extra Deck phải không? Tuy nhiên, khi nắm bắt được, bé Đông vẫn sẽ là một card được các deck say no with Extra Deck sử dụng nhiều, không chỉ trong Side Deck mà kể cả Main Deck.
Bây giờ đã hết các vị trí loli xinh đẹp, chúng ta đến với chú chim D.D. Crow nào:
– Sức mạnh: D.D. Crow giúp loại bỏ 1 lá bài bất kỳ ở dưới GY của đối phương, từ monsters, Spell/Trap và đặc biệt là D.D. Crow không one per turn nên bạn có thể thả D.D. Crow nhiều lần để có thể loại bỏ đi những lá bài khó chịu ngay khi nó vừa xuống GY như Trap Eldlich, Enforcer…
– Độ phổ biến: D.D. Crow không phải là một hand trap được được nhiều deck sử dụng trong format này, có thể nói là rất ít, bởi có lẽ nó không gây cản trở quá nhiều vào combo của đối thủ.
– Độ đa dụng/ hữu dụng: D.D.Crow tất nhiên sẽ không phù hợp với đa số các match up bởi nó chỉ thích hợp sử dụng để đối phó với những deck sử dụng tài nguyên dưới mộ. Tuy nhiên, Meta này, Meta mà phượng hoàng đang hoành hành, các deck xem GY là nhà rất nhiều, vậy nên D.D. Crow vẫn có thể là một hand trap tốt mà các bạn có thể cân nhắc để nó ở trong Side Deck, biết đâu 1 chú chim nhỏ có thể làm nên chuyện thì sao?
Và ok, kết thúc cái Tier List này là một hand trap đang rất hợp thời, thời đại Token lên ngôi là lúc khắc tinh của nó – Token Collector được trọng dụng:
– Sức mạnh: Khi có Token đặt chân lên sân, Token Collector sẽ nhảy từ tay hoặc mộ xuống, dọn dẹp sạch đống Token kèm theo khả năng không cho triệu hồi thêm Token nào lên sân nữa
– Độ phổ biến + đa dụng + hữu dụng (gộp chung vào nói luôn chứ mình lười quá xin lũi): Hiện tại đây đang là một Side Card khá phổ biến. Vì sao? Vì hơn 50% bánh Meta bây giờ đang lạm dụng engine Brave Token và Xiangjian cũng là một thế lực khuấy đảo Metagame, và Token Collector là một counter cứng của cả Brave Token và Xiangjian. Vậy nên, Token Collector không phải lúc nào cũng được cân nhắc thêm vào Deck như các hand trap kia, mà là bởi nó đang vô cùng hợp thời, hết thời Token rồi thì em nó cũng đắp chiếu thôi.
Đó là một số hand trap mà hiện tại mình đang rất chuộng và xem là trong deck của mình, mình dùng chúng thế nào nhé!
– Đầu tiên là đối với những deck thuộc dạng control mạnh (như Sky Striker) hoặc combo-control nhưng core deck mỏng (<20 cards) và có độ ổn định cao (như Evil Twin). Đây là những deck sẽ sử dụng rất nhiều hand trap hay staple. Số lượng hand trap mà các deck như thế này sử dụng có thể lên tới 20, nhưng đa số là sẽ giao động từ khoảng 12-16.
– Tiếp theo, đó là những deck thuộc dạng combo-control nhưng độ ổn định của deck lại không cao (ví dụ như Lyrilusc). Những deck như này thường sẽ không sử dụng quá nhiều hand trap hay staple vì nó có thể càng làm giảm độ ổn định của deck và chỉ sử dụng những hand trap gọi là phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Số lương hand trap của các bộ bài kiểu này thường sẽ từ 9-12.
– Thứ ba, là các deck thuộc dạng heavy combo và quay tei cả nửa tiếng đồng hồ (như Drytron chẳng hạn). Dạng của các deck này là sẽ tập trung các slot trong deck cho các card combo và thường sẽ hạn chế sử dụng nhiều hand trap. Tuy nhiên, trong cái thời đại nhiều thả hand trap là điều bình thường này thì ngay cả các heavy combo cũng phải sử dụng hand trap không để chọi cũng phải để “chỉ kiếm”. Số lượng hand trap của các bộ bài dạng này thường rất ít, tầm <6.
– Tuy nhiên, không phải deck nào cũng thích nhét hand trap vào và đôi khi đống đó sẽ làm giảm cả sức mạnh vốn có của deck. Mình đang muốn nói tới các deck sử dụng nhiều trap, đặc biệt là counter trap như Solemn. Những deck như này có thể kể đến như Eldlich hay Mystic Mine Burn và đây là những deck không hề ưa thích việc nhét hand trap vào deck. Số lương hand trap có thể tìm thấy trong các deck như này thường tầm 1-2 hay có thể không chơi luôn.
Về cách counter các loại hand trap:
– Đầu tiên là dùng các lá bài:
+ Called by the Grave: Bản thân nó không chỉ là một card counter hand trap, mà còn là một card giúp giải quyết các con Boss phiền phức dưới GY.
+ Crossout Designator: Card counter cực kỳ khỏe khi bạn đánh Mirror Match và có thể dùng để calL các hand trap khác không cần gửi xuống GY như thiên thạch Nibiru – thứ mà chỉ tay không xử lý được. Bù lại khi muốn dùng lá bài này thì ta phải sử dụng thêm nhiều lá bài khác để làm mồi cho nó, điều này sẽ làm giảm đi độ ổn định của Deck.
+ Proscription: Card mới ra trong BACH, 1 lá không chỉ xử lý hand trap mà còn là 1 card giúp giải quyết các Boss hiện tại. Tuy restrict nó khá là nặng nề: ”cannot activate card or effect with the same original name as the declared card”, nhưng với 1 số deck thì nó chả là vấn đề gì cả. Tuy nhiên lá bài này lại phụ thuộc vào khả năng phán đoán tay của đối thủ nên nó thường được dùng để giải quyết Boss nhiều hơn.
+ Triple Tatic Talents: ăn Hand trap xong nóng quá à? Thổi bay cơn nóng bằng cây quạt thần kì nào. TTT là một trong những card khiến cho player phải dè chừng nhất khi sử dụng hand trap kể từ khi nó ra mắt. Tuy điều kiện sử dụng khá là chậm nhưng 3 eff của nó đều là của những card đang bị ban ở banlist hiện tại.
+ Hand trap tự chống lẫn nhau: Các bạn không nghe lầm đâu? Xuân, Droll & Lock Bird để chống Maxx “C” nè, Belle ngăn D.D. Crow, Artifact Lancea để chặn đầu Dimension Shifter… Các deck heavy combo thường sẽ lựa chọn các hand trap có hiệu quả cao đồng thời counter được những hand trap mạnh và khi Side Deck, người ta cũng thể chọn các hand trap chỉ để xử lý các hand trap của đối phương.
– Tiếp theo ta hãy cùng nói đến cách counter bằng chính khả năng Deck Building và khả năng xử lý của bạn:
+ Để có thể chống Hand trap một cách hiệu quả khi Build Deck, ta phải xác định được deck của chúng ta là gì: Là một Deck all in bằng cách quay full combo như Drytron, Adamancipator, Phantom Knights Brave Token… hay là một deck chỉ là làm một combo nhỏ để điều khiển trận đấu 1 cách dễ dàng: Như Xiangjian, Invoker Hero, Evil Twin… hoặc là các deck thuần control bằng cách set pass hoặc dùng hand trap nhiều như : Eldlich, Guru, Dragonmaid,…và thậm chí là các deck có gì đánh đó: Danger of Luna Control, Invoked Shaddoll 60 cards,…
+ Và sau khi xác định thành công deck chúng ta sử dụng, hãy bắt đầu ngẫm xem các combo và lối chơi của chúng ta sợ những hand trap nào, liệu nó có thông dụng không? Lập kế hoạch để chống chúng (Như ta đánh Phantom Knights Brave thì khá là sợ Maxx “C” và Lancea, cả 2 đang có tỉ lệ Main Deck khá là cao nên ta buộc phải luôn có: pé Xuân, chỉ tay, chỉ kiếm và Lancea lẫn Maxx “C” trong Main Deck để chống lại chúng. Hoặc như ta đánh Xiangjian thì khá là sợ Token Collector, tuy nhiên TC lại ít được Main Deck nên ta có thể dễ dàng đặt những card counter nó vào trong Side Deck để chuẩn bị cho chúng…).
+ Sau khi xác định xong việc Building thì bây giờ ta cùng đến với khả năng xử lý. Khi vào 1 game đấu, ta phải xác định được điều ta cần phải có khi sử dụng deck để chiến thắng, sau đó ta bắt đầu nhìn vào hand và xem những card trên tay ta lá nào là lá mà ta luôn muốn được resolve thành công (Như PK Brave thì Torn Scale, Rusty; Invoker Hero thì Aleister,…) và trên tay ta có những lá nào có thể sử dụng như mồi nhử và nhử được các hand trap của đối phương. (Ví dụ Drytron ta có Alpha, Delta, Zeta, Benten, Nova ở trên tay. Ta có thể dùng Nova để có nhử Xuân và Maxx “C” của đối thủ. Nếu như đối thủ Xuân thì chúng ta có thể dùng Alpha để tribute Benten và bắt đầu full combo, còn đối thủ maxx C thì ta có thể pass turn ngay lập tức mà làm cho opp không thể có lợi thế về card).
+ Hay là các deck có nhiều extender có thể dùng nó như 1 cách chống hand trap hiệu quả (Evil Twin khi hand ta có 1 bé Live Twin và 1 Spell Continuous, ta không nên activate Spell Continuous để search trước mà hãy normal bé Live Twin để xem đối thủ có Xuân hay Maxx “C” hay Infinite gì không. Nếu xuân thì hãy dùng Continuous spell để có thể search lên bé Live Twin có thể tự SS và bắt đầu combo, Maxx C thì ta có thể bỏ qua turn ngay lập tức, còn Infinite thì activate Spell và cầu mong đối thủ ko có xuân thôi). Từ đó hình thành nên được khả năng phán đoán hand trap và xử lý một cách triệt để.
Bài viết này thuộc sở hữu của YTC Team.
YTC Team & Chú Tháo Card Game Shop: https://www.facebook.com/UncleThaoCardGameShop
Mèo Béo YGO: https://www.facebook.com/YTCMeowMeow
Day Dreams Yugioh: https://www.facebook.com/DayDreams648